Nhân cách Mikhael Psellos

Psellos được tiếp thu một nền giáo dục phổ quát và nổi tiếng là một trong những người có học thức nhất thời bấy giờ. Ông tỏ ra tự hào là chính mình đã một tay giới thiệu lại việc nghiên cứu nghiêm túc triết học cổ đại cho giới học giả Đông La Mã, đặc biệt là về Plato. Thị hiếu của ông đối với Plato và các triết gia ngoại giáo khác (thường là phái Tân Plato) đã dẫn đến những mối nghi ngờ về đức tin Chính Thống giáo của mình so với một số người cùng thời, và có lúc ông bị buộc phải đưa ra tuyên bố tin theo đạo trước dân chúng để tự biện hộ lấy. Ông cũng tự hào về mình là bậc thầy tu từ, kết hợp sự khôn ngoan của nhà triết học và sức thuyết phục của nhà tu từ học. Điều này đã biến ông trở thành hình mẫu của một nhà lãnh đạo chính trị và cố vấn. Trong số các nhà bình luận thời nay, thiên hướng của Psellos đối với những lạc đề mang tính chất tự truyện dài dòng lê thê trong các tác phẩm của ông đã mang lại cho ông những lời buộc tội về tính phù phiếm và tham vọng. Đồng thời, sự nghiệp chính trị của ông và nội dung của cuốn Chronographia đã khiến cho giới phê bình nhìn nhận ông như một kẻ khúm núm và cơ hội, vì lập trường tỏ vẻ không có óc phê phán đối với một số hoàng đế và vì hay thay lòng đổi dạ về mặt chính trị trong suốt đời mình. Tuy vậy, các nhà bình luận khác lập luận rằng đã có một làn sóng ngầm mỉa mai nổi bật xuyên suốt tác phẩm của ông, nhất là cuốn Chronographia, đang truyền đạt những thông điệp chỉ trích gay gắt và mang tính lật đổ về các hoàng đế được miêu tả,[6] hay thậm chí về niềm tin Kitô giáo và đạo đức nói chung.[7]

Như đã đề cập ở trên, những câu hỏi nghiêm túc đã được đưa ra trong suốt cuộc đời của Psellos liên quan đến niềm tin tôn giáo của ông. Ví dụ, theo nhà nghiên cứu Đông La Mã Anthony Kaldellis, "Năm 1054 ông ta [Psellos] bị người bạn cũ là Thượng phụ tương lai Ioannes Xiphilinos buộc tội từ bỏ Chúa Kitô để theo Plato." [Kaldellis, 1999, p. 4] Ngay cả sự ngờ vực vững chắc nhất nổi lên có liên quan đến học trò của Psellos là Ioannes Italos đã kế tục thầy mình ra làm Thầy các Triết gia (Hypatos ton Philosophon). Italos bị buộc tội dám công khai giảng dạy những ý tưởng "Hy Lạp hóa" như thế này thành thuyết luân hồisự vĩnh hằng của thế giới. Italos phải đối mặt với những lời cáo buộc như vậy đến hai lần, và cả hai lần ông đều thú nhận và bác bỏ ý kiến của mình.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mikhael Psellos http://cantic.bnc.cat/registres/CUCId/a20166588 http://data.rero.ch/02-A000133706 http://www.esotericarchives.com/psellos/daemonibus... http://www.fordham.edu/halsall/basis/psellus-chron... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://www.documentacatholicaomnia.eu/30_20_1017-1... http://katalog.nsk.hr/F/?func=direct&doc_number=00... http://uli.nli.org.il/F/?func=direct&doc_number=00... http://gutenberg.beic.it/webclient/DeliveryManager... http://data.bibliotheken.nl/id/thes/p071582908